XIN ĐƯỢC GỌI TÊN ANH LẦN CUỐI

Trần Mỹ Duyệt

Anh Cả rất đáng mến,

Em xin được gọi tên anh một lần cuối, v́ từ nay trên cơi đời này sẽ không ai xứng hợp để em gọi hai chữ “Anh Cả”. Đối với em hai chữ “Anh Cả” mang một ư nghĩa hết sức đặc biệt, v́ nó biểu hiện cho vai tṛ làm cha, làm thầy, và làm một người anh của anh. Và đó là lư do với em hai tiếng “anh cả” thân thương sẽ không được dùng để gọi một ai khác, ngoài anh. Và sự ra đi của anh đă để lại nơi em một mất mát, một nuối tiếc, và một nhớ thương vô vàn.

Ngày 20 tháng 5 năm 1962, em được nhận vào Đệ Tử Viện Đồng Công. Ngày hôm đó, em coi là ngày em được tái sinh trong ơn gọi Đồng Công. Anh là người cha tinh thần đă cho em một cuộc sống mới, một ơn gọi mới này. Chúa và Mẹ đă tác động qua anh để em được sinh ra trong ơn gọi Đồng Công, một ơn gọi mà tuy sau này em không c̣n đi cùng đường với anh và các anh em của em nữa, nhưng măi măi nó vẫn là một dấu ấn của cuộc đời tâm linh của em. Nhờ anh mà em được nuôi dưỡng và lớn lên trong đường lối tu đức, ân sủng, và b́nh an của Chúa Mẹ. Nhờ anh mà em biết Chúa, yêu Chúa, và biết cách phục vụ Ngài. Nhờ anh mà em biết Mẹ Maria, hiểu Mẹ Maria, và yêu mến Mẹ Maria. Bao lâu em c̣n sống, c̣n hơi thở, c̣n nghĩ đến Chúa Mẹ, c̣n có khả năng làm một việc ǵ cho sáng danh Chúa Mẹ, anh vẫn măi măi là người cha tinh thần rất đáng kính của em.

Anh không những là người cha tinh thần, mà c̣n là một người cha thật sự đă nuôi em bằng cơm, áo, và đă lo lắng cho em từng những nhu cầu nhỏ mọn. 16 năm trong ơn gọi Đồng Công là một chuỗi dài những ngày em được nuôi dưỡng và lo lắng đầy đủ.

Biến cố tháng Tư năm 1975, anh đă nén ḷng “đẩy” chúng em xa anh đi t́m một cuộc sống mới, cuộc sống của những người tự do. Sự tự do của chúng em, cuộc sống tự do của chúng em, và đời sống mới của chúng em anh đă đánh đổi bằng những tháng năm tù tội. Ôi! Em làm sao tả hết tấm ḷng hiền phụ của anh đối với em cũng như mọi anh em Đồng Công. Những người mà như Thánh Phaolô, anh đă “sinh ra” trong ân sủng, và t́nh thương mến.

Anh không chỉ cho em một chuỗi dài sống trong lư tưởng Đồng Công, mà tất cả chuỗi ngày dài ấy, anh vẫn không ngừng nhắn nhủ, dậy dỗ và bảo ban em. Anh là một bậc thầy hết sức tận tụy với nghề nghiệp. Một bậc thầy mà v́ sốt sắng muốn cho những môn sinh ḿnh giỏi, nên đă phải nghiêm khắc, và không ngần ngại sửa phạt. Và trong tinh thần ấy, anh chính là người thầy của em. Anh dậy dỗ em, huấn luyện em, và khuyên răn em để em trở thành một tâm hồn yêu mến Thiên Chúa , yêu mến Mẹ Maria và nhiệt thành với việc thánh hóa bản thân. Anh là người đầu tiên đă cho em và anh em Ḍng ư tưởng và mơ ước rằng ḿnh có thể trở thành một vị thánh. Có thể làm thánh được.

Em không bao giờ quên được những buổi huấn đức, những tuần pḥng tháng hoặc tuần pḥng năm, cũng như những lần gặp gỡ riêng tư. Anh như say sưa và trở nên lợi khẩu khi chỉ vẽ cho em cũng như anh em Ḍng con đường tu đạo, con đường nên thánh. Nguyện vọng của anh là đào tạo và huấn luyện những vị “thánh Việt Nam”. Em vẫn c̣n nhớ nhiều lần anh nhắc đi, nhắc lại là các nước Âu Mỹ đă có những vị thánh, anh cũng muốn Việt Nam ḿnh có những vị thánh. Một lần trong một buổi gặp gỡ, anh đă nói với em:

- Duyệt này ba cọc ba đồng.

Ư anh muốn nói là em không mạnh mẽ, không dứt khoát và tha thiết với lư tưởng thánh Đồng Công, với lư tưởng toàn thiện. Nhưng em đă thưa lại với anh:

- Không đâu anh. Ba cọc ba đồng rẻ quá. Ít nhất cũng phải ba cọc sáu đồng em mới bán.

Nghe vậy anh cười một cách vui vẻ. Có lẽ anh cho rằng ít ra em cũng không làm anh thất vọng. Ít ra em cũng có một ư niệm nào đó về con đường hoàn thiện. Hôm đó, em cảm thấy vui v́ được thấy anh vui.

Em cũng c̣n nghe văng vằng đâu đây lời anh nói khi gửi chúng em vào con đường mạo hiểm vượt biên:

- Các em đi để bảo vệ Ḍng, và để truyền giáo. 

Anh biết rằng dưới chế độ Cộng Sản vô thần th́ những đứa em non nớt, và bé bỏng ấy sẽ khó ḷng vượt qua được những thử thách. Anh đă sai chúng em ra đi, vừa để duy tŕ được sự thánh thiện bản thân lại vừa truyền giáo và bảo vệ ḍng. Em xin lỗi anh v́ ngoài việc em vẫn tiếp tục thánh hóa bản thân, việc”truyền giáo và bảo vệ ḍng” theo một nghĩa nào đó, em đă không làm được như anh mong muốn! Em tuy nay vẫn truyền giáo và bảo vệ ḍng nhưng theo một con đường và hướng đi mới. Hướng đi của một chứng nhân giữa ḍng đời. Có thể nói em chưa làm ǵ để v́ em mà người khác xúc phạm đến anh hoặc đến Ḍng. Em rất hănh diện về điều này. Em nhớ lại, trong buổi hồi tâm của Phong Trào Cursillo, cố linh mục Vũ Đ́nh Trác vừa gặp em đă nói: 

- Có phải dân Đồng Công không?

- Sao cha hỏi con câu này? Em hỏi lại ngài.

- V́ tôi ngửi thấy mùi Đồng Công của anh.

Anh Cả thấy chưa, em của anh chỉ đứng xa xa mà người khác cũng đă “ngửi” được mùi Đồng Công, vậy thử hỏi khi giao tiếp và làm việc với người khác họ sẽ nhận ra được cái mùi Đồng Công ấy như thế nào?! Đó, em làm chứng và bảo vệ Ḍng ở chỗ đó thưa anh. 

Ngoài vai tṛ làm cha và làm thầy, anh thật sự là người anh cả đúng nghĩa của đại gia đ́nh Đồng Công. Em nhớ lại, cứ mỗi lần anh ở xa về, thí dụ, từ Quy Nhơn về Thủ Đức chẳng hạn là cả nhà đều vui hẳn lên. Một nguồn sức sống mới, và hạnh phúc dâng trào. Ai cũng mong được gặp gỡ và tṛ truyện với anh. Dù là linh mục, tu sĩ, tập sinh, thỉnh sinh, hay ngay cả một em đệ tử, anh đều gọi bằng một tên gọi rất thân thương là “em”, và đáp lại tất cả được hân hạnh gọi anh là “anh”.

Có lẽ Ḍng Đồng Công là một ḍng có nét cách mạng đặc thù nhất trong lối xưng hô: mọi người đều gọi nhau bằng anh và tự xưng ḿnh là em. Anh em một nhà không phân biệt tuổi tác, chức thánh hay không chức thánh, hoặc chức vụ khác nhau trong Ḍng. Khi anh em chúng em xưng hô là anh em với nhau, nhiều người lấy làm cảm động và hỏi nhau: “Tại sao mấy ông này thân mật với nhau đến thế? Họ là anh em thật với nhau sao?”

Nhưng điều căn bản của tinh thần anh em ấy không phải phát xuất bằng cảm nhận, mà nó đến từ tinh thần khiêm nhường của Phúc Âm. Khi anh tự nhận ḿnh là “anh cả”, không có nghĩa là anh cho ḿnh hơn mọi người mà chỉ là biểu tượng cho một tấm ḷng khiêm nhường. Anh tự nhận là người anh cả “tội lỗi”. Điều này Thánh Phaolô cũng đă tự nhận “Quarum primus”. Người tội lỗi nhất. Người anh hèn mọn nhất. 

Chúng em được làm em của anh, và làm anh em với nhau là do tinh thần ấy và do tâm t́nh ấy. Anh luôn luôn tỏ ra săn đón, lo lắng và băn khoăn cho sự trọn lành của mỗi chúng em, và như Chúa Giêsu đă có lần bị sự sốt sắng nhà Chúa thiêu đốt đă đánh đưổi kẻ buôn bán ở Đền Thờ. Một đôi khi anh cũng đă thẳng tay sửa phạt những người em mà anh cho là không đi trúng đường lối nên thánh của anh.

Anh Cả yêu dấu,

Qua hơn 30 năm xa anh. Em hằng tâm niệm và nhớ măi những kỷ niệm về anh. Em vẫn nhớ những lời anh răn dậy, và vẫn nhớ lư tưởng thánh Đồng Công. Em vẫn nghĩ rằng em sẽ không có dịp gặp lại anh khi anh c̣n sống. Chúa quan pḥng đă cho em được toại nguyện mặc dù chỉ là một phút giây ngắn ngủi. Tháng Năm năm 1996, sau 21 năm xa anh, em có dịp về thăm lại quê hương, người mà ngoài thầy mẹ của em, anh là người mà em mong mỏi được gặp nhất. Tiếc là hôm đó anh vừa dâng lễ xong và đang lúc anh c̣n cám ơn rước lễ nên em không gặp đưọc anh. Em tiếc xót lắm. Tháng 8 năm 2000, em và Minh lại ghé thăm anh, cũng lại gặp lúc anh bận. Em nghĩ có lẽ ḿnh không có duyên với anh chăng? Cuối cùng th́ Chúa cũng cho em có dịp gặp anh, và tháng 12 năm 2003, em đă thật sự gặp anh, lần này cũng là lúc anh vừa dâng lễ xong, trên đường về pḥng riêng để cám ơn. Đích dẫn em chạy đại đến trước mặt anh. Đích nói: 

- Anh Cả. Duyệt đấy. Duyệt đội 8 ghé thăm anh Cả, anh nhớ không?!.

Anh nh́n em bằng cặp mắt như thưở nào, rồi nói: 

- Duyệt à?! Rồi anh ban phép lành cho em và cho hai con của em.

Em biết anh coi trọng giây phút sau dâng lễ và cám ơn rước lễ nên việc anh dừng lại và dành cho bố con em ít phút như vậy là anh thương em lắm. Và phép lành ấy hẳn là sẽ theo em và các con em suốt cuộc đời. 

Em không tin tử vi và chỉ tay, nhưng có lần một người bạn em nh́n em và xem chỉ tay em đă nói số em là số sống xa người thân và cô đơn. Điều này nếu đem áp dụng vào sự xa cách giữa em và anh, cũng như sự xa cách giữa em và thầy mẹ em th́ đúng. Chính v́ vậy, lần về quên sau đó tháng 7 năm 2005, em cũng không được gặp anh.

Giờ đây, anh đă ra đi về bên kia thế giới, sau đây những lần em về thăm quê th́ có muốn, em cũng không gặp được anh nữa. Nhưng như thế cũng là đủ. Em đă được toại nguyện v́ đă gặp được anh một lần.

Anh Cả thân yêu,

Giờ đây ở bên Chúa, xin anh hăy cầu nguyện cho em và các anh em của anh. Em nguyện sẽ đi suốt cuộc đời này với lư tưởng thánh Đồng Công, với ḷng yêu mến Thánh Thể và Mẹ Maria, và với sự khiêm tốn Phúc Âm theo tinh thần Đơn Sơ, Phó Thác. Anh đừng sợ. Tuy không có dịp gặp lại anh và hứa với anh một câu trước khi anh ĺa đời, nhưng tâm nguyện của anh em sẽ cố gắng sống, đó là sự thánh thiện bản thân, nên hoàn thiện ngay trong chính bậc sống của ḿnh.

        Anh Cả. Em xin gọi tên anh một lần cuối! 

Kỷ niệm ngày anh qua đời, 21 tháng 6 năm 2007.